Friday, July 27, 2012

Trung tá an ninh bắt tay gián điệp Trung Quốc

Từ trước đến nay, người dân đã phong phanh biết chuyện một vị lãnh đạo Văn phòng chính phủ bị bắt vì hoạt động cho sứ quán Trung Quốc, một vị sỹ quan an ninh cao cấp Bộ chỉ huy quân sự Cao Bằng bán mật mã, bản đồ phòng thủ vùng biên cho Trung Quốc… Câu chuyện về một sỹ quan an ninh, lãnh đạo một cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ chống gián điệp Trung Quốc nhưng lại tình nguyện làm bà đỡ cho nhiều hoạt động gian trái của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ soi rọi thêm ánh sáng vào mảng tối vô tận trong các cơ quan an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Đêm 27/11/2010 trên đường Lý Thánh Tông, quận Đồ Sơn, chiếc xe ô-tô biển số 16N-2992 lao với tốc độ kinh khủng đã lao hẳn sang trái đường đâm vào hai người dân đang tham gia giao thông khiến một người chết tại chỗ, một người bị thương nặng. Lái xe là nữ đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Trên xe còn chở 4 người đàn ông Trung Quốc. Cả lái xe và khách ngồi trên xe đều nồng nặc mùi rượu.
Điều tra của Công an quận Đồ Sơn và Phòng PC67 Công an Hải Phòng cho thấy chiếc xe trên đăng ký tên Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh – Phó phòng An ninh chống gián điệp Trung Quốc PA65. Nhân chứng là người dân đều cho biết lái xe và những người đàn ông trên xe đều có mùi rượu nồng nặc khi ra khỏi xe.

Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh
Sinh năm 1972, học trung cấp an ninh, là con gái vị phó giám đốc công an Hải Phòng, người có công đưa Trần Bá Thiều, trước đây, lên giám đốc CA Hải Phòng. Trần Bá Thiều sau đó trả ơn bằng cách cấy Nguyễn Thị Lan Anh vào chân phó phòng PA65. Hiện, ông Thiều là Thiếu tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an, tức Tổng cục 3 (đang làm hồ sơ thăng quân hàm Trung tướng).

Ai đi với Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh?
Theo nguồn tin của Phòng PC67, hai trong số bốn người khách đi trên xe cùng bà Lan Anh chính là Giám đốc và kế toán của Công ty Đông Phương (TQ) nhà thầu đang thi công Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Trung tá Lan Anh và các khách Trung Quốc đã ăn tối trong một nhà hàng tại Đồ Sơn. Hành trình này của Trung tá Lan Anh là chuyến đi thu tô hàng tháng của bà đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn trên đất Hải Phòng. Riêng Công ty Đông Phương chịu ơn bà Lan Anh rất lớn bởi vị Trung tá này đã nhiều lần “bảo lãnh” cho Công ty trong những tình huống thập tử nhất sinh. Mặc dù trong quá trình thi công, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng bị nổ 3 lần tổng cộng làm 9 người chết và hơn 30 người bị thương, mọi việc đều bị chìm xuồng nhờ các báo cáo tốt của Trung tá Phó trưởng phòng PA65.
Hai vị khách khác là những ông chủ Trung Quốc chuyên đánh hàng quốc cấm (quốc tế cấm) từ châu Phi về TQ và từ TQ đi châu Phi, Trung Đông, quá cảnh qua cảng Hải Phòng. Hai vị này đã nhanh chóng thoát qua đường tiểu ngạch về Trung Quốc sau vụ tai nạn để tránh bị lộ tung tích.
Điều đáng nói là quận Công an Đồ Sơn và PC67 Hải Phòng đã nhanh chóng áp dụng các “biện pháp nghiệp vụ” rất tài tình. Đầu tiên là bẻ hồ sơ: không đưa Trung tá Lan Anh đi kiểm tra nồng độ cồn, cấy hai vị người nhà của bà Lan Anh làm khách đi trên xe, tổ chức cho họ thông cung, khai như thật theo một kịch bản thống nhất. Kết quả, hồ sơ kết luận nguyên nhân tai nạn là do … nạn nhân. Nạn nhân Nguyên Tân Cương (đã chết) có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, sinh sống trong một ngôi nhà ổ chuột. Bố anh Cương là thương binh loại 3/4, được Công an Hải Phòng và Đồ Sơn “tận tình” hướng dẫn làm đơn bãi nại.

Trả công hậu hĩnh
Sau vụ này, chẳng những Trung tá chống gián điệp Trung Quốc không bị xử lý mà người ta còn thấy quan hệ giữa các nhà buôn, nhà thầu Trung Quốc, các ông chủ đưa lao động Trung Quốc sang VN làm chui với vị Trung tá an ninh này mặn nồng hơn xưa. Ông Bùi Đình Chiến, công an quận Đồ Sơn phụ trách việc bẻ hồ sơ, được thăng lên Trưởng phòng PC67 và kéo dài thời gian công tác qua tuổi nghỉ hưu. Các ông Nguyễn Xuân Đài, Đinh Đình Thanh (Phó và Trưởng Công an quận Đồ Sơn) mặc dù tống tiền doanh nghiệp bằng cách gửi công văn báo tang mẹ Trưởng CA quận cho các doanh nghiệp trên địa bàn mà vẫn không bị xử lý. Đại tá Dương Tự Trọng vẫn ung dung làm Phó giám đốc Công an TP, lại còn bảo kê để bị can Dương Chí Dũng (giám đốc Vinaliness là anh trai ông Trọng) lẩn trốn lệnh truy nã.
Với sự bảo kê của tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục 3, Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng được Học viện Cảnh sát Nhân dân (đơn vị thuộc TC 3 do ông Thiều phụ trách) trao bằng tiến sỹ. Vị tiến sỹ “rởm” này đang nhăm nhe một chân Phó Tổng cục trưởng trên Bộ Công an và sắp được phong Thiếu tướng dù cho vụ Tiên Lãng mang nặng dấu ấn võ biền của ông Ca. Hôm đại tá Ca đi “bảo vệ” đề tài nghiên cứu tại Học viện CSND ở Cổ Nhuế, bà con bị một phen thất kinh. Một toán đầu trâu mặt ngựa đất cảng đi trên hơn 30 xe ô-tô ngông nghênh tràn vào đường Cổ Nhuế. Dân tưởng có vụ côn đồ siết nợ nên tụ lại xem. Hỏi ra thì toán người ngổ ngáo kia nói đi tháp tùng “thủ trưởng” Ca bảo vệ luận án tiến sỹ.

Hậu quả
Dưới tán của bà Trung tá An ninh chống gián điệp Trung Quốc, lao động Trung Quốc ùn ùn đổ sang đất cảng biến Hải Phòng trở thành “đất thánh” cho doanh nghiệp và lao động Trung Quốc tồn tại chui. Bà Trung tá an ninh gần đây còn se duyên cho con gái Bí thư huyện ủy Thủy Nguyên lấy A-lùn, một đại gia hoạt động chui trên đất cảng. Cảng Hải Phòng có nguy cơ bị phong tỏa bất cứ lúc nào bởi các hoạt động kinh doanh và sản xuất chiếm dụng mặt nước trái phép của các doanh nghiệp Trung Quốc tồn tại chui. Cảng Hải Phòng lại càng nhộn nhịp với nhiều chuyến hàng quá cảnh của Trung Quốc chứa vũ khí, sừng tê, ngà voi thậm chí ma túy kết nối Trung Quốc với Tây Âu, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, trong đó cơ quan an ninh  Hải Phòng tiếp tay và hưởng lợi. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động chui thu lợi bất chính nhưng để lại hậu quả nặng nề mà Việt Nam phải gánh chịu như vụ cháy xưởng giày tại An Lão làm 13 người chết hơn 20 người bị thương nặng. Tất cả đều có công lớn của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ PA65 Hải Phòng.
Nhiều chuyến hàng cấm chảy từ Trung Quốc qua cảng Hải Phòng để đi châu Phi, châu Mỹ, Tây Âu hoặc theo chiều ngược lại đều là hàng của Bộ Quốc phòng và tình báo Trung Quốc. Sự chót lọt của những chuyến hàng trên có công rất lớn của bà Lan Anh. Từ đây, có đủ cơ sở khẳng định rằng Trung tá An ninh này là mắt xích quan trọng trong đường dây tình báo của Trung Quốc. Dư luận đang đặt câu hỏi, cái sợi xích vô hình này còn vươn ra tận đâu, cơ quan nào và buộc vào những vị tai to mặt lớn nào nữa ở Việt Nam?

Nguồn: Cầu Nhật Tân

Monday, July 9, 2012

Phó mặc Giang San

Giang San một cõi tiên rồng
Trường Sơn hùng vĩ, Biển Đông dạt dào
Anh hùng hào kiệt nơi nao
Giang San phó mặc ai nào cho cam?
                                                                                    (Minh Văn)
----------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------
Tổ quốc đang lâm nguy, biển đảo quê hương đã rơi vào tay quân ngoại bang xâm lấn. Ấy vậy mà những kẻ mang trên mình trọng trách bảo vệ đất nước lại đang chìm trong giấc mộng phù hoa. Họ mải mê vơ vét của cải và tài nguyên đất nước mà quên đi nghĩa vụ thiêng liêng, đã vậy còn khúm núm tiếp tay kẻ cho ngoại bang cướp nước. Khi vận mệnh đất nước được đặt lên vai những kẻ vô trách nhiệm và không vì nước vì dân, thì cái hoạ mất nước đã nằm ngay trước mắt. Đó là bài học xót xa mà lịch sử đã nhiều phen chứng giám.
Thời Tam Quốc, Tào Tháo sau khi đánh dẹp và thôn tính các thế lực phía nam và phía đông đã chuẩn bị lực lượng để tấn công Hà Bắc của Viên Thiệu. Hà Bắc vốn đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, cũng là nơi tập trung nhiều anh hùng hào kiệt. Cuộc chiến lần này của Tào Tháo mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng to lớn, đối đầu với một địch thủ mạnh nhất lúc bấy giờ. Vì vậy mà sự thắng bại sẽ tạo nên bước ngoặt cho lịch sử đương thời. Và trận chiến Quan Độ nổi tiếng đã mang lại thắng lợi cho quân Tào, làm tiền đề cho sự sụp đổ hoàn toàn vài năm sau đó của thế lực Viên Thiệu hùng mạnh.
Đầu năm 200, quân Viên Thiệu và quân Tào giao tranh quyết liệt với nhau. Trải qua nhiều trận chiến không phân thắng bại, hai bên cùng hưu chiến. Sau hai tháng ngưng nghỉ để ổn định quân tình, cuộc chiến được tái diễn bằng trận thư hùng tại Quan Độ (bờ nam sông Hoàng Hà). Thế trận giằng co, quân Thiệu và quân Tào giữ nhau lâu ngày mà không bên nào chiếm được ưu thế. Bên Tào quân ít lại thiếu lương thực, vì vậy mà muốn rút lui. Tuân Úc (một mưu sĩ của Tào Tháo) khuyên ông nên kiên trì chống cự, và Tào Tháo đã nghe theo.
Lúc này bên Viên Thiệu sai Thuần Vu Quỳnh mang một vạn quân trấn giữ Ô Sào, là nơi chứa lương thảo. Quỳnh vốn là người nóng tính lại nghiện rượu, bởi vậy nên y thường hay say sưa mà làm hỏng việc. Hứa Du khuyên Viên Thiệu không nên để Thuần Vu Quỳnh nắm giữ trọng binh canh giữ lương thảo. Thiệu không nghe, vì vậy mà Hứa Du bất mãn mà bỏ sang theo Tào Tháo. Du khuyên Tào Tháo nên tấn công Ô Sào để đốt cháy lương thảo của quân Viên Thiệu. Nhận thấy tầm quan trọng của trận chiến này, Tào Tháo đã đích thân mang 5000 ngàn quân mã tấn công Ô Sào.
 Đang đêm, quân Tào bất ngờ tập kích. Thuần Vu Quỳnh đang say rượu, luống cuống leo lên ngựa thì bị Nhạc Tiến chém chết. Quân Tào reo hò phóng hoả đốt sạch kho lương thảo của Viên Thiệu. Thấy Ô Sào bị cháy, Thiệu cho quân đến cứu đồng thời chia quân đến cướp trại Tào. Tào Tháo đã phòng bị nên quân cướp trại của Viên Thiệu bị đánh tan tác. Thấy quân mình liên tiếp thua trận, Ô Sào lại bị đốt cháy nên Viên Thiệu hốt hoảng tháo chạy. Quân Tào thừa cơ tập kích, quân Thiệu đại bại. Viên Thiệu chỉ kịp đem theo con là Viên Đàm cùng 800 kỵ binh tẩu thoát, qua khỏi bờ sông Hoàng Hà mới dám dừng lại nghỉ. Vì thua trận mà Viên Thiệu hối hận thành bệnh, hai năm sau đó thì mất. Tào Tháo sau khi lần lượt đánh bại ba con của Viên Thiệu đã làm chủ Hà Bắc, trở thành thế lực mạnh nhất Trung Quốc lúc bấy giờ.
Sự vô trách nhiệm của Thuần Vu Quỳnh đã khiến cho quân Viên Thiệu phải đại bại trong trận chiến Quan Độ. Trấn giữ lương thảo là nhiệm vụ quan trọng mang tính sống còn của cuộc chiến, ấy vậy mà y đã xem thường và suốt ngày uống rượu say sưa, phó mặc cho giấc mộng. Vì vậy mới bị quân Tào tập kích đánh bại. Viên Thiệu đã sai lầm trong việc đặt trọng trách lên vai một kẻ vô trách nhiệm và dốt nát, để dẫn đến hậu quả là mất nước sau đó.

Bài học năm xưa liệu có được người Việt lưu tâm? Khi mà hoạ mất nước đang tới gần, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nay đã bị Tàu Cộng cướp mất. Ấy nhưng những kẻ có trọng trách vẫn phó mặc giang san cho quỷ dữ, mà chìm trong giấc mộng giàu sang? Chủ quyền đất nước bị xâm phạm, dân bị nhục mà nhà nước vẫn làm ngơ ư? Đã vậy họ còn ra tay đàn áp người dân biểu tình phản đối quân xâm lược. Quả là nay còn tệ hơn xưa, chỉ vì sự vô tâm và tắc trách của những kẻ cầm quyền mà dân chết, nước mất.
Quả là cái tội đó còn nặng hơn Thuần Vu Quỳnh năm xưa. Quỳnh chỉ vì say rượu mà làm mất kho lương thảo, nhưng nay cái hoạ mất nước đã ở ngay trước mắt mà kẻ cầm quyền vẫn còn chưa chịu tỉnh mộng. Vẫn gọi kẻ thù là đồng chí, để xây dựng tình hữu nghị Việt - Trung đời đời bền vững?
Tàu chiến Trung cộng khống chế Biển Đông
Hỡi những người gánh trên vai trách nhiệm với non sông, hãy vì con dân nước Việt mà tỉnh giấc mộng Nam Kha. Chớ vì quyền lợi ích kỷ mà làm cho nhân dân điêu đứng, chủ quyền đất nước thì bị cướp mất. Hãy nêu cao trách nhiệm của mình trước đất nước và dân tộc, chớ phó mặc Giang San cho kẻ ngoại bang. 

Nếu những người cầm quyền vẫn không tỉnh mộng, thì người dân Việt Nam phải tự đứng lên bảo vệ đất nước và nòi giống tiên rồng. Mang theo khí thế ngàn năm giữ nước mà ra trận, cưỡi cơn sóng lớn mà chém cá Kình ở Biển Đông. Đến khi ấy thì e quyền lực trong tay của các vị cũng không còn, mà còn mang tiếng xấu bán nước đến tận ngàn thu. Hãy nhớ lấy bài học năm xưa, chớ say sưa trong giấc mộng mà rồi dẫn đến hoạ mất nước, phó mặc cho sự an nguy của nhân dân.

Minh Văn

Sunday, July 1, 2012

Giải mật hồ sơ: Vụ án đánh ghen giữa con trai Thứ trưởng Bộ CA, quan chức VINASHIN, PETRO VIETNAM

Vụ đánh ghen tại Hà Nội, liên quan đến: 1 ca sỹ hàng đầu Việt Nam, con trai út nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, 1 sếp rất to của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, 1 sếp khá to nữa của Vinashin.
Giải mật vụ việc xảy ra cách đây đã 3 năm tại Hà Nội.
Vào lúc 21h ngày 20/6/2009, trong lúc đang ngồi ăn tối cùng 1 VIP tại nhà hàng Phù Đổng ở 67 Tô Hiến Thành - Hà Nội, ca sỹ Thanh Lam đã bị một đối tượng tự xưng bị nhiễm HIV đến đe dọa và ném bát đĩa vào người gây thương tích nhẹ.
Công an 113 Q. Hai Bà Trưng ngay lập tức có mặt đưa các đương sự về trụ sở CA phường Lê Đại Hành nhưng đối tượng nhiễm HIV đã “nhanh chân” bỏ trốn.
Đương sự 1:
Ca sỹ Thanh Lam (nguyên là con dâu một nghệ sỹ cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa).
Đương sự 2: “hẹn hò” ca sỹ khiến nảy sinh cuộc đánh ghen
Tên: Nguyễn Quốc Thu. Sinh năm 1963.
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam
Họ tên cha: tướng Hoàng Thao (tên hoạt động công tác) – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: Biệt thự 77 Trần Hưng Đạo (cấp cho thứ trưởng Bộ Công an)
Anh trai: Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu Khí VN (đệ tử ruột của Đinh La Thăng)
Chuyên môn: An ninh, được STASI đào tạo tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Hồ sơ đi học từ Việt Nam là hóa học.
Một số dữ kiện tham khảo về đương sự 2:
Các đối tác trong và ngoài nước làm ăn với ông Thu đều bị “xù” tiền. Chỉ xin kể ra một vụ là vụ “xù” 300.000 USD của chủ đầu tư tòa nhà Mayfair 34 Trần Phú, Hà Nội. Đây là liên doanh giữa Australia với Cục Quản lý hành chính Bộ Tổng tham mưu (góp đất). Khi đối tác nước ngoài làm căng, ông Thu đã điều khiển A18 (Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh) cấm nhập cảnh một số người nước ngoài liên quan. Vụ này về sau huề làng.
Lông bông một thời gian, hết làm san nền, đổ đất thuê lại đến làm bể bơi, sân golf cho các chủ đầu tư Hàn Quốc, rồi buôn du thuyền hạng sang. Trong các thương vụ của ông Thu, tiền lời kinh doanh thì ít nhưng tiền ông Thu dùng quyền lực để cưỡng đoạt của đối tác (đặc biệt là nước ngoài) thì rất nhiều. Một ngày đẹp trời, Thu được ông anh “nhét tạm” vào làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty dầu khí.
Nhân viên dưới quyền ông Thu nhận xét ông chỉ có tài duy nhất là tán gái bởi ông có mẽ rất “ga lăng”. Nhờ ông anh làm sếp lớn che cho nên ông Thu vẫn “công tác tốt”.
Đương sự 3: nữ giới chủ mưu đánh ghen.
Tên: Nguyễn Thị Bích Vân. SN: 1963
Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ thuộc tập đoàn VINASHIN
Quan hệ: là vợ của đương sự Nguyễn Quốc Thu, tức con dâu nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Nơi ở: phòng 2302 nhà 24T1 phường Trung Hoà, Cầu Giấy.
Chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ.
Khen thưởng: bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc.
 
Một số dữ kiện tham khảo về đương sự 3:
Là đối tượng bị điều tra trong vụ Vinashin. Song nhờ quan hệ với An ninh và Công an. Bà đã tạm thời thoát lưới. Tuy nhiên, một số đồng nghiệp của bà Vân phải chết thay, mặc dù tội trạng còn kém bà Vân. Ngày 30/3/2012, TAND Tp Hải Phòng tuyên Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) 13 năm tù. Đáng chú ý là Hậu với Hiệp trước đó đều được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc.
Theo đương sự Vân, thì ông Thu (chồng của đương sự) và ca sỹ Thanh Lam có quan hệ bất chính hơn 2 năm mặc dù đương sự đã thiện chí đến nhà của ca sĩ Thanh Lam nói chuyện nhưng Thanh Lam vẫn phớt lờ và tiếp tục quan hệ.
Vụ đánh ghen được dàn dựng khá công phu, với trình độ nghiệp vụ cao. Cảnh sát 113 ngay lập tức có mặt. Đối tượng hành hung “nhanh chân” biến mất. Báo chí cách mạng khẩn trương “vào cuộc”, hoàn thành nốt nhiệm vụ được giao là đánh hội đồng hiệp cuối. Đặc biệt “tờ báo ngành” An ninh Thủ đô còn không chậm chễ quay hẳn clip, đưa lên mạng kịp phục vụ công chúng, trong đó đương sự Vân được làm mờ để che mặt còn ca sỹ Thanh Lam bị “bêu” rõ như trên show diễn.

Đón đọc Hồ sơ giải mật kỳ tới: Hai tướng Công an đánh nhau. Một chết, một bị thương.